Điều kiện kinh doanh phòng khám răng hàm mặt hiện nay

Điều kiện kinh doanh phòng khám răng hàm mặt hiện nay? Kinh doanh phòng khám nha khoa cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục pháp lý ra sao? Tìm hiểu ngay!

Quy định điều kiện kinh doanh phòng khám răng hàm mặt hiện nay

Kinh doanh phòng khám răng hàm mặt là cơ sở kinh doanh chuyên khoa thuộc lĩnh vực y tế, vì vậy để mở phòng khám nha khoa bạn phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cụ thể:

1. Đối với cơ sở vật chất kinh doanh phòng khám răng hàm mặt

  • Khi bạn kinh doanh phòng khám răng hàm mặt phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất 10m2 và có khu vực đón tiếp người bệnh;
  • Có buồng thủ thuật diện tích ít nhất là 10m2 nếu có thực hiện thủ thuật, kỹ thuật cấy ghép răng (implant);
  • Với việc kinh doanh phòng khám răng hàm mặt có hơn 1 ghế răng thì cần đảm bảo diện tích mỗi ghế răng ít nhất là 5m2;
  • Phòng khám răng hàm mặt có sử dụng thiết bị bức xạ (thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định về an toàn bức xạ.
kinh doanh phòng khám răng hàm mặt
kinh doanh phòng khám răng hàm mặt

2. Đối với thiết bị y tế kinh doanh phòng khám răng hàm mặt

  • Có đầy đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa răng hàm mặt và hộp thuốc chống sốc;
  • Có đủ thiết bị, dụng cụ ý tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
  • Đối với phòng khám tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện viễn thông, công nghệ thông tin phải có đủ các phương tiện, thiết bị phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.

3. Đối với nhân sự tại phòng khám răng

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám răng cần đáp ứng các điều kiện: là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa răng hàm mặt; có kinh nghiệm khám, chữa bệnh tối thiểu 54 tháng về chuyên khoa răng hàm mặt;
  • Các đối tượng làm việc tại phòng khám răng hàm mặt nếu có thực hiện việc khám chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề, được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trên chứng chỉ hành nghề của người đó.

Mã ngành nghề kinh doanh phòng khám răng hàm mặt

Tham khảo mã ngành khi mở phòng khám nha khoa, chăm sóc răng miệng như sau.

  • Mã ngành cấp 4 – mã ngành 8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa;
  • Mã ngành cấp 5 – mã ngành 86202: Hoạt động kinh doanh phòng khám răng hàm mặt.
    Chi tiết:

    • Hoạt động của phòng khám nha khoa;
    • Hoạt động tư vấn, chăm sóc răng miệng;
    • Hoạt động về chỉnh răng, phẫu thuật nha khoa;
    • Hoạt động nha khoa trạng thái chung hay đặc biệt như nha khoa cho trẻ em, khoa nghiên cứu các bệnh về răng miệng, khoa răng.

Hồ sơ đăng ký học kỹ thuật viên răng hàm mặt gồm:

1: Bằng, bảng điểm văn bằng thứ nhất hoặc bằng , học bạ tốt nghiệp trung học phổ thông công chứng mỗi loại ( 02 bản )
2: Hộ khẩu công chứng ( 02 bản )
3: Giấy khai sinh (02 bản )
4: Chứng minh nhân dân ( 02 bản)
5: Giấy khám sức khỏe (01 bản )
6: 4 ảnh 4*6
7:Sơ yếu lý lịch có xác nhận dấu địa phương hoặc hoặc cơ quan làm việc
Với trung cấp thêm
8:Phiếu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp

Chi tiết liên hệ: Trường trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng

– Tại Hà Nội: Số 28- Đường Vườn Cam- P. Phú Đô- Q.Nam Từ Liêm-Tp.Hà Nội.
– Tại Ninh Bình: Số 8- Đường Phạm Thận Duật- P. Bích Đào- Tp. Ninh Bình.
– Tại Tp HCM: Số 168 Bis Phan Văn Trị- P5- Q. Gò Vấp- Tp HCM ( Trong cục trung tâm Y tế Dự Phòng quân Đội Phía Nam).

Mọi chi tiết liên hệ : Ban tư vấn tuyển sinh Cô Vân 0978 960 986 _ 0933 960 986
Lưu ý: Các em liên hệ trước với ban tư vấn tuyển sinh để được hướng dẫn hỗ trợ tốt nhất

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

    Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin nhà trường sẽ gọi điện giải đáp thắc mắc và hướng dẫn thủ tục nhập học


    Trả lời

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    - 0978960986
    - 0933960986
    TẢI HỒ SƠ